SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

β-Glucosidase từ vi sinh vật, ứng dụng trong công nghệ dược phẩm

[12/11/2018 16:53]

β-Glucosidase (β-D-glucoside glucohydrolases; EC 3.2.1.21)(BGL) thuộc nhóm enzym có khả năng thủy phân liên kết glycosid trong các hợp chất carbohydrat. BGL được tìm thấy trong vi khuẩn, nấm, thực vật và cả động vật. BGL có thể tác động lên nhiều cơ chất khác nhau, do đó được sử dụng trong hàng loạt các lĩnh vực công nghệ. Hai lĩnh vực đang được quan tâm nghiên cứu kỹ nhất là đường hóa cellulose trong sản xuất ethanol sinh học và thủy phân liên kết glycosid ở các hợp chất tự nhiên, giải phóng các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, dễ hấp thụ.

β-Glucosidase (β-D-glucoside glucohydrolases; EC 3.2.1.21)(BGL) thuộc nhóm enzym có khả năng thủy phân liên kết glycosid trong các hợp chất carbohydrat. BGL được tìm thấy trong vi khuẩn, nấm, thực vật và cả động vật. BGL có thể tác động lên nhiều cơ chất khác nhau, do đó được sử dụng trong hàng loạt các lĩnh vực công nghệ. Hai lĩnh vực đang được quan tâm nghiên cứu kỹ nhất là đường hóa cellulose trong sản xuất ethanol sinh học và thủy phân liên kết glycosid ở các hợp chất tự nhiên, giải phóng các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, dễ hấp thụ.

β- glucosidase

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dược học tháng 2/2018 đã nghiên cứu về BGL từ vi sinh vật và những ứng dụng của BGL trong công nghệ dược phẩm.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phân loại, cơ chế phản ứng thủy phân và xác định hoạt tính BGL. BGL được phân loại dựa vào cơ chất đặc hiệu của enzym hoặc sự tương đồng về trình tự nucleotid của enzym.

- Nguồn từ vi sinh vật.

- Cố định enzym.

- Ứng dụng của β-glucosidase  trong công nghệ dược phẩm.

 Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn BGL ở vi sinh vật là vô cùng đa dạng, phong phú. Ứng dụng BGL để thủy phân các hợp chất thiên nhiên, giải phóng các hợp chất isoflacon alycon và tiểu ginsenosid với hoạt tính sinh học cao và khả năng hấp thụ dễ dàng hứa hẹn những ứng dụng trong công nghệ dược phẩm.

Tạp chí Dược học – Bộ Y tế: Số: 502 - Tháng 2/2018 - Trang 3-6
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ