SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Thiếu ngủ làm tăng tổn thương não ở bệnh nhân Alzheimer

[30/01/2019 11:15]

Thiếu ngủ từ lâu đã được biết có liên quan đến bệnh Alzheimer, tuy nhiên các nhà nghiên cứu hiểu rất ít về sự gián đoạn giấc ngủ thúc đẩy căn bệnh này.

Hiện nay, nghiên cứu chuột và người, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Washington ở St. Louis đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ làm tăng lượng protein tau ở bệnh nhân Alzheimer. Và, trong các nghiên cứu tiếp theo trên chuột, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng mất ngủ làm tăng tốc độ lây lan các khối protein tau độc hại cho não – Một dấu hiệu báo trước tổn thương não và con đường dẫn đến chứng mất trí nhớ.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Science, cho thấy thói quen ngủ tốt có thể giúp duy trì sức khỏe của não.

Protein tau thường được tìm thấy trong não, ngay cả ở những người khỏe mạnh, tuy nhiên trong điều kiện nhất định, nó có thể gây tổn thương mô não gần đó và suy giảm nhận thức. Nghiên cứu gần đây tại Trường Y đã chỉ ra rằng lượng protein tau rất cao ở những người lớn tuổi ngủ kém. Tuy nhiên, việc thiếu ngủ có trực tiếp làm cho lượng protein tau tăng lên hay không, nếu cả hai có liên quan theo một cách khác. Để tìm hiểu, Holtzman và các đồng nghiệp đã đo lượng protein tau ở chuột và những người có giấc ngủ bình thường và người có giấc ngủ bị gián đoạn.

Chuột là sinh vật sống về đêm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng protein tau trong chất lỏng xung quanh các tế bào não cao gấp đôi vào ban đêm, khi động vật tỉnh táo và hoạt động nhiều hơn so với ban ngày, khi chuột ngủ thường xuyên hơn. Làm rối loạn những con chuột khác nghỉ ngơi vào ban ngày khiến lượng protein tau ban ngày tăng gấp đôi.

Nhiều tác dụng tương tự đã được nhìn thấy ở người, các nhà khoa học đã thu được dịch não tủy từ tám người sau một đêm ngủ bình thường và một lần nữa sau khi họ thức suốt đêm. Một đêm không ngủ khiến lượng protein tau tăng khoảng 50%. Thức suốt đêm khiến mọi người căng thẳng, cáu kỉnh và có khả năng ngủ gật. Mặc dù rất khó để đánh giá tâm trạng của chuột, nhưng chúng cũng ngủ nhiều hơn sau một ngày mất ngủ.

Để loại trừ khả năng căng thẳng hoặc thay đổi hành vi đối với sự thay đổi lượng protein tau, các nhà khoa học đã tạo ra những con chuột biến đổi gen có thể giữ tỉnh táo hàng giờ liền bằng cách tiêm cho chúng một hợp chất vô hại. Khi hợp chất biến mất, những con chuột trở lại chu kỳ ngủ- thức bình thường - không có bất kỳ dấu hiệu căng thẳng. Sử dụng những con chuột này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc thức trắng trong thời gian dài khiến lượng protein tau tăng lên.

Nhìn chung, các phát hiện cho thấy protein tau được tiết ra thường xuyên trong giờ thức do suy nghĩ và làm bình thường, và sau đó làm giảm tiết ra protein tau trong lúc ngủ cho phép protein tau được xóa bỏ. Thiếu ngủ làm gián đoạn chu kỳ này, cho phép protein tau tích tụ thành mảng gây hại cho não.

www.technology.org (ntbtra)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ