SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ sả Java (Cymbopogon Winteriaus) trong bảo quản gỗ thông (Pinus Latteri)

[29/10/2019 16:30]

Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Thị Tuyên và Nguyễn Việt Hưng - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên thực hiện. Sả Java (Cymbopogon winterianus) thuộc loại cây thảo sống lâu năm, có đặc tính kháng bệnh, diệt côn trùng, trị nấm rất hiệu quả. Việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học như tinh dầu sả Java là rất cần thiết và ý nghĩa.

Ảnh minh họa: Internet

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, hầu hết các loại gỗ rừng trồng rất dễ bị côn trùng và nấm gây hại ngay sau khi khai thác, trong quá trình chế biến và trong quá trình sử dụng. Thực tế cho thấy bảo quản lâm sản là rất cần thiết và quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống hằng ngày. Bảo quản gỗ sẽ làm tăng tuổi thọ của gỗ, giảm lượng hao hụt gỗ trong quá trình sử dụng, góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng. Nhằm giải quyết vấn đề đó, ngành chế biến lâm sản đã và đang không ngừng nghiên cứu tạo ra các chế phẩm bảo quản gỗ đem lại hiệu quả cao. Một trong những hướng nghiên cứu thuốc bảo quản gỗ có nguồn gốc từ sinh học đang được quan tâm. Trong những năm gần đây, đã có không nhiều những công trình nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học trong công tác bảo quản: Nguyễn Thị Bích Ngọc, nghiên cứu sử dụng thực vật (Xoan, Cơi, Thàn mát, Neem) làm thuốc bảo quản lâm sản, Bùi Hữu Ái đã nghiên cứu sử dụng dịch triết từ dầu vỏ hạt điều để bảo quản, Nguyễn Thị Tuyên đã nghiên cứu sử dụng dịch triết từ lá Trúc đào trong công tác bảo quản gỗ.

Về nghiên cứu về sử dụng dịch triết từ tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus) trong bảo quản gỗ chưa có công trình nào nghiên cứu được công bố. Với nhận thức đó, việc nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học như dịch chiết từ sả Java trong bảo quản gỗ là mới và cần thiết.

Kết quả nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ sả Java trong bảo quản gỗ Thông cho thấy,

Đối với nấm: Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết từ sả Java ở tất các các nồng độ đã nghiên cứu đều có hiệu quả cao trong phòng trừ nấm.

Đối với mối: Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu lực của chế phẩm đến khả năng kháng mối là tốt. Chỉ duy nhất ở nồng độ 10% và ngâm 10 phút cho thấy có mối tấn công. Còn ở các công thức thí nghiệp khác không có dấu hiệu mối tấn công.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, để sử dụng chế phẩm hiệu quả trong việc phòng nấm, mối cho gỗ Thông bằng chế phẩm từ sả Java nên sử dụng ở nồng độ 10%, ngâm trong 24 giờ.

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ