SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Kết quả thử nghiệm trên dòng tế bào thận của người hek-293 của 20 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng

[18/05/2020 08:59]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trịnh Thị Diệu Thường, Ngô Thị Kim Oanh, Bùi Chí Bảo - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Khổng Lê Trường Giang - Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống Y học Cổ truyền (YHCT) đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển. Ngay cả ở các nước phát triển, các sản phẩm thảo dược thô là những sản phẩm thay thế phổ biến cho thuốc tổng hợp, theo báo cáo từ Global Industry Analysts thì doanh số bán thuốc thảo dược thiên nhiên thô toàn cầu hàng năm đạt 107 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017. Ở Việt Nam, truyền thống sử dụng thuốc thảo dược đã có lịch sử từ lâu đời, chủ trương trên cơ sở khoa học thừa kế, nghiên cứu những kinh nghiệm tốt của YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại (YHHĐ) nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân đã được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1980 và năm 1992. Nhân dân ta sử dụng các thảo dược, bài thuốc YHCT phòng và trị bệnh trong cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu thực hiện khảo sát độc tính cấp trên động vật qua đánh giá độc tính LD50, thực tế có rất ít các nghiên cứu thử nghiệm độc tính tế bào. Thử nghiệm độc tính tế bào giúp đánh giá tác dụng gây chết tế bào của thuốc. Từ đó, chúng ta có sơ sở để thử nghiệm tác dụng của thuốc trên người. Tế bào phôi người được chứng minh là có giá trị trong sàng lọc thuốc/ độc tính và các nghiên cứu cơ học bao gồm con đường phân tích bệnh tật, phân tích độc tính. Đồng thời nghiên cứu trên tế bào người sẽ có nguồn cung cấp không giới hạn cho một loạt các mô hình độc tính có thể bổ sung cho các mô hình động vật thông thường với các mô hình phù hợp với con người hơn. Trong các dòng tế bào phôi người thì dòng tế bào HEK – 293 thường được sử dụng hơn. Dòng tế bào này có nguồn gốc từ phôi thận của người, có ưu điểm là dễ dàng nuôi cấy, cấy chuyển, chứa kháng nguyên T lớn SV40 có khả năng sao chép cao. Với mục tiêu nghiên cứu là thử nghiệm độc tính của dược liệu trên dòng tế bào HEK – 293 của 20 bài thuốc chọn lọc trên tỉnh Sóc Trăng. Tế bào thận của người HEK-293 (tế bào phôi thận ở người), số liệu được nhập vào MS. Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0, sử dụng phép kiểm phi tham số Wilcoxon signed rank sum test để so sánh các biến số giữa thời điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.

Cao chiết của 20 bài thuốc chọn lọc từ 270 bài thuốc ở tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp nghiên cứu theo MTS assay, dòng tế bào phôi thận của người HEK-293. Giai đoạn 1 Chiết từng dược liệu bằng nước cất theo nguyên tắc như sau: Cân mỗi loại dược liệu khô theo tỷ lệ của từng bài thuốc, tổng khối lượng mỗi bài thuốc là 2 kg. Xay thô dược liệu. Cho nước ngập mặt dược liệu. Sắc (chiết nóng) nước bằng nồi inox. Thời gian nấu: + Loại thân rễ cứng: nấu 6 – 8 giờ (2 lần). + Lá, hoa, cành nhỏ: nấu 4 – 6 giờ (2 lần). + Hoa: nấu 2 – 3 giờ (2 lần). Giai đoạn 2 Cô Cao Thuốc: Lọc dịch chiết bằng bông gòn qua phễu. Cô cách thủy riêng từng dịch chiết. Giai đoạn 3 Bảo quản cao đặc ở nhiệt độ 40 C. Bài thuốc 19: (Lá dâu: Cỏ nhọ nồi) = 1:1. Bài thuốc 30: (Cỏ nhọ nồi: Bồ công anh: Củ rẻ quạt: Kim ngân hoa: Cam thảo dây) = 10:10:6:8:3. Bài thuốc 40: (quả Sầu riêng: quả Măng cụt)=1:2. Bài thuốc 70: (Rau đắng: Khổ qua: Rau má: Mật gấu: Chó đẻ: Thù lù: Mướp gai: Cam thảo nam: Gừng) = 6:6:6:5:13:6:5:6:3. Bài thuốc 76: (Diệp hạ châu: đường) = 1:1 Bài thuốc 80: (Ô rô: Quao) = 1:1. Bài thuốc 81: Trâm bầu. Bài thuốc 109: (Cỏ xước: Lá lốt: Trinh nữ: Rễ nhàu: Tầm gửi: Cây dâu tằm) = 1:1:1:1:1:1. Bài thuốc 121: (Râu mèo: Chó đẻ răng cưa: Thài lài) = 1:1:1. Bài thuốc 124: (Bồ công anh: Dành dành: Mã đề: Thài lài tía: Rau má: Râu bắp: Cam thảo dây) = 5:3:4:3:3:3:3. Bài thuốc 141: (Trùng đất: Đậu đen: Bồ ngót) = 1:2:4. Bài thuốc 162: (Hoa kinh giới: Cỏ nhọ nồi: Gương sen: Rau má: Ngải cứu) = 4:3:5:5:3. Bài thuốc 180: Mù u. Bài thuốc 229: Bạch hoa xà thiệt thảo. Bài thuốc 232: Dừa cạn. Bài thuốc 248: (lá Sen, lá Vông nem: Cây nhãn lồng: Củ bình vôi) = 2:2:2:3. Bài thuốc 265: Lá mật gấu. Bài thuốc 267: (lá Đu đủ: Bạch hoa xà thiệt thảo) = 2:3. Bài thuốc 268: (Cây lược vàng: Bạch hoa xà thiệt thảo) = 2:3. Bài thuốc 270: (lá Đu đủ: Trinh nữ hoàng cung) = 5:4. Các dược liệu được thu hái và bảo quản tại Sóc Trăng vào tháng 10/2015, người thu hái ông Võ Văn Thành Niệm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy xác định nồng độ ức chế 50% IC50 trên các bài thuốc: 30, 70, 76, 81, 109, 180, 124 và 265: không xác định được xác định nồng độ ức chế 50% IC50 trên các bài thuốc: 19, 40, 80, 121, 141, 162, 229, 232, 248, 267, 270. Kết quả độc tính tế bào của 20 bài thuốc nghiên cứu được nhóm chia ra ba nhóm dựa vào số lượng tế bào sống sót ở nồng độ thuốc cao nhất: Nhóm không gây độc (8 bài thuốc): 30, 70, 76, 81, 109, 124, 180, 265. Nhóm gây độc ít (8 bài thuốc): 80, 141, 229, 232, 268, 270. Nhóm gây độc nhiều (4 bài thuốc): 19, 40, 121, 162, 248, 267. Khảo sát độc tính dựa trên đánh giá tế bào chết 50% thường kiểm tra những nhóm thuốc có tiềm năng tiêu diệt ung thư. Trong các nhóm thuốc khảo sát, thì chỉ có 2 bài có tính năng này là bài 267 và 268. Đó là hai bài sẽ được kiểm tra mở rộng trên mô hình ung thư vú và u nguyên bào thần kinh.

ctngoc

Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 23, số 5/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ