SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tiêu chuẩn tái sử dụng giúp giảm tình trạng khan hiếm nước

[21/07/2020 22:47]

Đến năm 2030, tình trạng khan hiếm nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới 700 triệu người, theo UN Water, cơ quan điều phối của Liên Hợp Quốc về các vấn đề về nước. Vậy câu hỏi đặt ra là những khó khăn, thách thức nào chúng ta phải đối mặt và liệu sự tham gia của các tiêu chuẩn ISO sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào?

Ảnh minh họa

Chúng ta biết rằng mặc dù nước bao phủ 70% bề mặt Trái đất, nhưng chỉ một phần trong số đó là nước ngọt. Tuy nhiên, nguồn nước uống có thể sử dụng được lại phân phối không đồng đều trên toàn cầu, số còn lại thì ngập chìm trong tình trạng ô nhiễm hoặc đang tranh chấp, điều đó có nghĩa rằng hàng tỷ người trên trái đất hiện nay không có nước sạch để sử dụng. Điều đó cũng phản ánh thực trạng có hàng tỷ người đang sinh sống trong tình trạng thiếu các dịch vụ vệ sinh an toàn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn hết sức khó khăn.

Với sự tham gia của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã cho phát triển hơn 1400 tiêu chuẩn liên quan đến nước, mỗi tiêu chuẩn thể hiện tốt nhất ở mỗi lĩnh vực bao gồm chất lượng nước, cấp nước, hệ thống nước thải, nước mưa và cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, một tiêu chuẩn mới về tái sử dụng nước có thể tạo ra tác động đáng kể đối với tình trạng khan hiếm nước như hiện nay.

Khối lượng nước được sử dụng đã tăng lên với tốc độ gấp 2 lần tốc độ gia tăng dân số trên toàn cầu trong thế kỷ trước. Khan hiếm nước ở những nơi khô cằn trên toàn cầu đã gây áp lực nặng nề lên các khu vực đô thị, nơi có khoảng 55% dân số thế giới cư trú (theo LHQ).

Chính vì vậy, Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 282 về tái sử dụng nước, thông qua tiểu ban SC2, Tái sử dụng nước ở khu vực thành thị, đang nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu nước ở các thành phố. Tiêu chuẩn quốc tế mới ISO 20760-1 cung cấp các hướng dẫn về cách sử dụng nước khai hoang để đáp ứng nhu cầu về nước và giảm bớt áp lực nặng nề cho các khu vực đô thị.

Bà Maya Ishikawa - Thư ký ủy ban kỹ thuật giải thích, bằng cách cung cấp hướng dẫn lập kế hoạch và thiết kế hệ thống tái sử dụng nước tập trung và các ứng dụng tái sử dụng nước ở khu vực đô thị cũng như các phương pháp, công cụ để đánh giá rủi ro và hiệu suất của hệ thống tái sử dụng nước, các tiêu chuẩn ISO/TC 282 sẽ là chìa khóa để tái sử dụng nước hiệu quả và giúp các khu vực chống lại tình trạng thiếu nước. Ngoài ra, ISO / TC 282 tập trung vào các hệ thống tái sử dụng nước cho tưới tiêu và sử dụng công nghiệp.

Một tiêu chuẩn quan trọng khác giải quyết SDG 6 là tiêu chuẩn ISO 30500 trên các hệ thống vệ sinh không sử dụng cống. Ước tính có khoảng 1,8 tỷ người trên toàn cầu đang sử dụng một nguồn nước uống bị ô nhiễm, với những hậu quả về bệnh tật, suy dinh dưỡng, nghèo đói và gây ra tử vong ở trẻ em.

Bằng cách cung cấp yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế và thử nghiệm các đơn vị xử lý bùn phân độc lập, ISO 30500 sẽ giúp giải quyết nhu cầu về đảm bảo sức khỏe của cộng đồng trên toàn thế giới. Cả hai tiêu chuẩn này sẽ thúc đẩy sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

 

vietq.vn (vtvanh)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ