SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nhân giống cây lan Hồ điệp (Phalaenopsis amabilis) bằng phương pháp nuôi cấy mô

[10/12/2013 20:16]

Lan Hồ điệp là loại lan quý có giá trị kinh tế cao. Đây là loài hoa có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp hoa cắt cành cũng như hoa kiểng trên thế giới. Nhu cầu giống lan Hồ điệp cho người trồng lan là rất lớn, tuy nhiên, số lượng cây giống hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của người trồng lan.

Một số kỹ thuật nhân giống mới đã ra đời như ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm,  kỹ thuật nuôi cấy quang tự dưỡng và vi nhân giống,… Phương pháp nhân giống in vitro thông qua quá trình phát sinh phôi vô tính là phương pháp tiên tiến được ứng dụng thành công trên cây lan Hồ điệp, hơn nữa phương pháp này cũng tạo ra nhiều cây lan sạch bệnh, đặc biệt là virus. Vì vậy, đề tài “Nhân giống cây lan Hồ điệp (Phalaenopsis amabilis) bằng phương pháp nuôi cấy mô” do các tác giả Nguyễn Hải Sơn và Lê Thị Thúy An , trường ĐH Cửu Long thực hiện nhằm mục đích nhân nhanh cây lan Hồ điệp với số lượng lớn cũng như tạo ra các cây con khỏe mạnh, chất lượng tốt và đồng đều về kiểu hình.

Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã xác định được thời gian khử trùng phát hoa thích hợp với HgCl2 1o/oo cũng như xác định được môi trường thích hợp để nhân nhanh cụm chồi, môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây con và tạo cây con hoàn chỉnh in vitro.  Kết quả như sau: thời gian khử trùng phát hoa bằng HgCl2 1o/oo trong 9 phút là thích hợp để tạo nguồn vật liệu ban đầu tỷ lệ mẫu nhiễm thấp (25%), tỷ lệ mẫu sống 75%. Môi trường MS ½ bổ sung BA 10 mg/l +NAA 1,5 mg/l thích hợp để nhân cụm chồi (5,44 cụm chồi/Protocom-like body) sau 6 tuần nuôi cấy và môi trường Vacin-Went bổ sung BA 4 mg/l + NAA 0,3 mg/l cho số cụm chồi là 11,03 cụm chồ/ PLB sau 6 tuần nuôi cấy là tốt nhất. Môi trường Vacin-Went cải tiến thích hợp cho sự dinh trưởng của cây lan Hồ điệp in vitro. Môi trường MS ½ bổ sung NAA 2 mg/l thích hợp cho sự tạo rễ.

Thông tin Khoa học - trường ĐH Cửu Long, Số 4 (tháng 11/2013)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ